CHỦ ĐỀ NĂM 2025: TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI CÁC CẤP; THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Hội Nông dân xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng phối hợp cùng các đơn vị của xã, cán bộ Khuyến nông thăm đồng đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển và kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa vụ Mùa năm 2024 sau bão YAGI

Sau khi cơn bão số 3(YAGI) đổ bộ vào kết hợp nước lũ đã gây ảnh hưởng rất nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp của xã Tự Cường. Trong đó có cây lúa vụ Mùa, đặc biệt là diện tích cấy giống nếp cái hoa vàng sinh trưởng kéo dài hơn so với mọi năm. Trước tình hình trên, sáng ngày 27/9/2024, Lãnh đạo UBND, BCĐ SX nông nghiệp, Hội nông dân, tổ Khuyến nông cộng đồng xã Tự Cường kết hợp cùng cán bộ khuyến nông tổ chức thăm đồng đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển và kiểm tra tình hình sinh trưởng phát triển và gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa vụ Mùa năm 2024.

Qua thực tế kiểm tra thăm đồng được đánh giá, sau khi bão số 3 đi qua đến nay được gần 01 tháng cây lúa đã dần phục hồi trở lại. Tuy nhiên do mưa bão kết hợp nước lũ cây lúa ngập trong nước trong thời gian dài do vậy thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với mọi năm. Dự kiến trà lúa Nếp cái hoa vàng sẽ trỗ tập trung xung quanh 15/10/2024. Các đối tượng sinh vật gây hại đã xuất hiện trên đồng ruộng như sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 trưởng thành đang vủ hóa hộ và đẻ trứng, sâu non đã nở mật độ trung bình 30-50 con/ m2, nơi cao 70-90 con/m2, Bênh khô vằn xuất hiện tỷ lệ trung bình 5-7%, và các đối tượng sâu bệnh khác, …

Qua trao đổi đoàn đã nhận định và đưa ra một số giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa Mùa trong thời gian tới như sau:

– Các hộ sản xuất thường xuyên kiểm tra thăm đồng nhận định về khả năng phục hồi của diện tích lúa cấy nhà mình cân đối về chi phí đầu tư từ nay đến cuối vụ và năng suất thu được để quyết định trong việc phun trừ sâu bệnh.

– Đặc biệt cây lúa giai đoạn này kết hợp điều kiện thời tiết là môi trường thuận lợi cho bệnh xâm nhiễm và gây hại như: Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt, khô vằn, bệnh đạo ôn cổ bông… Vì vậy, nông dân tuyệt đối không được bón đạm hoặc phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng có chứa đạm tại thời điểm này.

– Đối với sâu cuốn lá nhỏ Thời gian phun trừ từ ngày: 29/9 – 02/10/2024

Tập trung phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 trên những diện tích lúa nếp cái hoa vàng và lúa tẻ chưa trỗ có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên. Không phun trên diện tích lúa tẻ đã trỗ.

Chú ý trên những diện tích lúa không còn khả năng phục hồi, khả năng phục hồi thấp bà con nên theo dõi, kiểm tra không nên phun trừ tràn lan vì so với năng suất thu được cuối vụ không thu được nhiều.

Một số loại thuốc để phun trừ sâu cuốn lá nhỏ: Incipio 200SC, Voliam Targo 063SC, …

Đối với bệnh khô vằn: trên cùng diện tích phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 mà bị bệnh khô vằn tỷ lệ từ 5-7% bà con có thể kết hợp một số loại thuốc sau: Anvil 5 SC, Tilt super 300EC, Amistartop 325 SC,… Để tiết kiệm công phun.

Ngoài ra các đối tượng như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu Đục thân hai chấm, bệnh đạo ôn cổ bông, Chuột, … tiếp tục theo dõi để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả./.

Nguyễn Văn Hoạt – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tự Cường, Tiên Lãng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN NỔI BẬT