CHỦ ĐỀ NĂM 2025: TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI CÁC CẤP; THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số trong nông nghiệp – những thách thức và giải pháp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ số vào mọi hoạt động nông nghiệp truyền thống, từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị và tính bền vững.

Mục tiêu của chuyển đổi số trong nông nghiệp là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Chuyển đổi số nông nghiệp bao gồm việc sử dụng các công nghệ thông tin, cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, Internet vạn vật (IoT),… Các ứng dụng của chuyển đổi số trong nông nghiệp có thể bao gồm việc thu thập dữ liệu từ cảm biến để giám sát và quản lý cây trồng, độ ẩm đất, chất lượng không khí và sức khỏe của vật nuôi. Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) cũng có thể được sử dụng để theo dõi nguồn gốc và quản lý chuỗi cung ứng trong nông nghiệp. Công cuộc này đang được các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh nhằm tạo ra sự đột phá về chất lượng, năng suất, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh.

Một số hình ảnh áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam

Những thách thức khi chuyển đổi số trong nông nghiệp

Theo các chuyên gia, những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện nay là:

– Chi phí đầu tư ban đầu: Chuyển đổi số trong nông nghiệp yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, thiết bị cảm biến và hệ thống phần mềm. Chi phí ban đầu có thể là một thách thức đối với nhiều nông dân, đặc biệt là ở các khu vực nông nghiệp nhỏ và cơ sở hạ tầng kém phát triển.

– Đào tạo và kiến thức công nghệ: Để thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân cần có kiến thức, kỹ năng về công nghệ và quản lý dữ liệu. Đào tạo và nâng cao nhận thức công nghệ là một thách thức, đặc biệt là đối với nông dân truyền thống không quen thuộc với công nghệ số.

– Quản lý dữ liệu và bảo mật: Số lượng lớn dữ liệu được tạo ra từ các cảm biến và hệ thống chuyển đổi số trong nông nghiệp. Quản lý và bảo mật dữ liệu là một thách thức quan trọng, đảm bảo rằng thông tin quan trọng không bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích.

– Kết nối và hạ tầng mạng: Để áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, việc có kết nối internet và hạ tầng mạng đáng tin là rất quan trọng. Tuy nhiên, ở một số khu vực nông thôn, vùng núi hẻo lánh, việc tiếp cận internet và hạ tầng mạng vẫn còn hạn chế, làm cho việc triển khai chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn nhiều.

– Sự chuyển đổi văn hóa và thái độ: Để thực hiện chuyển đổi số thành công, nông dân và cộng đồng nông nghiệp cần chấp nhận và thích nghi với các công nghệ mới. Sự chuyển đổi văn hóa và thái độ có thể là một thách thức, đặc biệt là khi nhiều nông dân vẫn tuân thủ theo các phương pháp truyền thống và phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân.

– Ung thư công nghệ: Công nghệ phát triển nhanh chóng và liên tục thay đổi. Điều này có thể tạo ra thách thức về việc lựa chọn công nghệ phù hợp, đảm bảo tính tương thích và tính mở rộng của các hệ thống chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Vậy đâu là giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp?

Cũng theo các chuyên gia, để thực hiện thành công chuyển đổi số nông nghiệp cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

– Giải pháp thứ nhất là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần khuyến khích nguồn nhân lực trẻ tham gia vào công cuộc chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đào tạo các chuyên gia về chuyển đổi số để thực hiện đề xuất, chỉ đạo, thực hiện các chính sách chuyển đổi số nông nghiệp. Phổ biến hơn nữa trong việc truyền thông, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng cho nông dân. Cùng với đó là kết nối với các tổ chức uy tin như hội Nông dân, hội Phụ nữ, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình áp dụng các công nghệ phức tạp. Đồng thời  mời gọi những nông dân thực hiện công cuộc chuyển đổi số thành công để chia sẻ kinh nghiệm cho những nông dân khác.

-Giải pháp thứ hai là: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai: Chính quyền địa phương cần tích cực tham gia vào việc liên kết, chuyển nhượng đất đai giữa doanh nghiệp và người nông dân. Mặt klhacs làTăng cường ứng dụng giải pháp công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

-Giải pháp thứ ba là vốn đầu tư: Cần đơn giản hóa các quy trình, thủ tục rườm rà, đồng thời tăng cường triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất nông nghiệp; Công nhận tài sản thế chấp đối với các tài sản trong sản xuất như nhà kính, ao nuôi,… ; đưa ra các chính sách thu hút tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn FDI cho các dự án trong công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam; đồng thời hỗ trợ người nông dân xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp.

-Giải pháp thứ tư là xây dựng cơ sở dữ liệu: Khuyến khích người dân thay đổi thói quen ghi chép nhật lý canh tác và chăn nuôi sang ghi nhật ký trên thiết bị điện tử, thông qua việc tập huấn và hướng dẫn nông dân tham gia vào mô hình ghi nhật ký sản xuất.

Tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn, tập trung vào đất trồng cây ăn quả, trồng lúa, đất rừng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Các cơ quan có thẩm quyền cần thống kê chi tiết dữ liệu quan trọng liên quan đến phạm vi quản lý của mình. Thiết kế mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất nhằm phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (đăng ngày 30/12/2023), tổng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản năm 2023 của Việt Nam đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây. Hiện nay nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông – lâm – thủy sản hàng đầu thế giới.

Xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển định hướng từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp,  góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người. Tin tưởng rằng, chuyển đổi số sẽ là một giải pháp đột phá để Việt Nam ta hiện thực hóa mục tiêu này./.

Phan Ánh – Hội Nông dân huyện An Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN NỔI BẬT