CHỦ ĐỀ NĂM 2025: TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI CÁC CẤP; THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Nông dân huyện An Dương ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Gần 3 năm nay, anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà lưới. Anh Thành cho biết, quy trình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà lưới được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, dùng hệ thống tưới tự động, nước được tưới nhỏ giọt tới từng gốc cây; Phân bón cũng được hòa với nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển, do vậy có thể kiểm soát và điều chỉnh lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.     

Sản phẩm dưa lê Hàn Quốc của nhà vường Nguyễn Đức Thành thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP

Dưa lê Hàn Quốc có vị ngọt đậm, giòn, thơm, nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Với khoảng thời gian sinh trưởng từ 2-3 tháng/vụ, dưa lê Hàn Quốc có thể canh tác 3 vụ/năm. Hiện nay, gia đình anh Thành trồng khoảng1000 cây theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi năm anh cung cấp cho thị trường hàng nghìn quả dưa chất lượng cao, thu về hàng trăm triệu đồng.

Nắm bắt nhu cầu về tiêu thụ hàng nông sản an toàn, chất lượng cao, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đang được người dân huyện An Dương tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất đại trà, như các mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc ở xã Hồng Thái, trồng ổi Lê Đài Loan (xã An Hoà), trồng rau mùi tàu (xã An Hồng, xã Đại Bản), mô hình phục tráng giống cam “tiến vua” Đồng Dụ (xã Đặng Cương)./.

Ngày 13/11/2023

Th/h: Phan Ánh – Hội Nông dân huyện An Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN NỔI BẬT