Đó là trang trại của Anh Bùi Thế Hiển (40 tuổi), ở thôn Đại Trà, xã Đông Phương huyện Kiến Thụy, đã mở ra một mô hình chăn nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi lợn rừng có hiệu quả kinh tế cao tại huyện Kiến Thụy
Quyết đoán, táo bạo, thích phiêu lưu khám phá lĩnh vực mới mẻ trong sản xuất kinh doanh là tính cách nối trội của anh Bùi Thế Hiển. Trang trại chăn nuôi lợn rừng của anh Hiển được xây dựng gồm một dãy chuồng 10 gian rộng khoảng 200m2. Đầu tư hệ thống chuồng trại, đường dẫn nước, máy bơm, con giống… tổng kinh phí khoảng gần 1 tỷ đồng, trong đó quá nửa là vay mượn, đầu tư vào lĩnh vực chưa ai triển khai: Nuôi và cho lợn rừng sinh sản tại vùng đồng bằng ven biển đủ biết anh là người rất táo bạo. Nhìn đàn lợn rừng lớn nhỏ đủ loại đang phát triển của anh, ai cũng thích thú. Mời chúng tôi vào một căn lều nhỏ, vừa rót nước, anh vừa kể lại “hành trình” đến với nghề… nuôi lợn rừng. Năm 2005, anh đã vận động gia đình dồn điền, đổi thửa toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của gia đình để thành lập trang trại ban đầu anh Hiển mạnh dạn đầu tư nuôi 50 con cá sấu với số vốn gần 500 triệu đồng, cá sấu lớn nhanh, không bị bệnh tật gì khiến anh rất mừng vì khởi đầu tương đối thuận lợi. Tuy nhiên đến khi bán, giá cá sấu mất giá rất nhiều, lại bị thương lái ép giá anh Hiển đành phải bán rẻ để gỡ vốn. Ngày đi làm, đêm anh nằm trằn trọc trăn trở tìm hướng mới. “Ngày ấy xem tivi thấy mô hình nuôi lợn rừng đã đem lại thành công cho người dân ở nhiều nơi trong nước nên tôi cũng ấp ủ dự định này. Bằng số vốn ít ỏi còn lại, anh Hiển đã mạnh dạn đầu tư mua 3 con lợn nái rừng đang chửa, cộng với một con đực và 5 con lợn nái hậu bị. Biết rõ rằng, muốn thành công trước hết phải nắm vững kiến thức, anh khăn gói đi học ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước để thu thập kinh nghiệm vì thế đàn lợn rừng được anh mua về và chăm sóc chu đáo nên phát triển rất tốt. Năm 2011 anh đã bán 100 con cho cac nhà hàng trong thành phố…, thu về khoảng trên 500 triệu đồng. Tại trang trại của anh hiện có khoảng 200 con lợn rừng, trong đó có 20 con đang trong thời kỳ sinh sản. Từ nay đến cuối năm 2012, đàn heo sẽ tăng lên khoảng 250 con lớn nhỏ, dự kiến xuất chuồng khoảng 150 con, ước tính doanh thu hàng tỷ đồng. Anh Hiển cho biết: “Nuôi lợn rừng rất dễ, thức ăn cho lợn là những loại rau, củ sống như: rau muống, chuối, bèo tây, khoai lang, ngô, gạo… . Những con lợn đang trong thời kỳ sinh sản thì cho ăn thêm cám gạo để tăng dưỡng chất. Đặc biệt, heo rừng rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên để chúng không bị viêm da…”. Hiện nay, người chăn nuôi không phải lo đầu ra bởi nhu cầu tiêu thụ thịt heo rừng rất lớn. Mỗi con giống, sau một năm nuôi chúng đẻ được 4 – 6 con. Với giá bán hiện nay là 2 triệu đồng/con, trừ chi phí cũng lãi “ròng” trên 8 triệu đồng. Riêng heo thịt thì sau 6 tháng thả nuôi lãi gần 2 triệu đồng/con. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, hàng năm, anh Hiển còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và nhân công và 2 lao động thường xuyên tại địa phương. Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè để giúp nhau cùng vươn lên. ý chí, sự quyết tâm của con người đã làm nên sự thành công cho anh Hiển. Trang trại nuôi lợn rừng của anh Hiểnẫmng lại hiệu quả cao bởi tiền đầu tư giống, thức ăn, làm chuồng trại không bao nhiêu, lại thêm lợn rừng có sự miễn dịch tốt, ít bệnh tật. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ lợn rừng rất mạnh nên lợn anh nuôi thường không đủ bán cho người tiêu dùng./. Trần Ngọc Toại – PCT HND huyện Kiến Thụy ]]>