NUÔI LỢN TRÊN NỀN ĐỆM LÓT SINH HỌC

Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Thông qua đó tiết kiệm chi phí SX, giảm khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi do không phải sử dụng để rửa chuồng và tắm cho lợn, giảm khoảng 50% nhân công lao động do không giảm công dọn, rửa chuồng trại. Đặc biệt tiết kiệm khoảng 10% thức ăn do khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót do không có mùi hôi nên ruồi, muỗi cũng rất ít; đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi lợn. Cách làm:Trên nền chuồng lợn  để lại 1/3 diện tích mặt nền láng xi măng, còn lại 2/3 diện tích  đào sâu 60 cm dưới đất để phủ thêm lớp đệm lót sinh học dày 60 cm gồm hỗn hợp mùn cưa, trấu được tưới dung dịch vi sinh BALASA N01 ủ với cám ngô lên men. Trung bình mỗi mét vuông chuồng tốn 70.000 đồng nguyên liệu làm đệm lót, sau khi tưới trộn hỗn hợp dịch men ủ từ 5 – 7 ngày là có thể thả lợn vào nuôi. Nếu bảo dưỡng tốt đệm lót sẽ có thời hạn sử dụng từ 3 – 4 năm, chất thải đệm lót được sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sử dụng mô hình này, người chăn nuôi sẽ tiết kiệm được tiền điện, nước, nhân công lao động, do không phải tắm cho lợn và giảm đáng kể công quét dọn rửa chuồng. Thông thường, từ 3 – 4 ngày mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân huỷ phân, nước tiểu gia súc. Khu chuồng nuôi không còn mùi hôi thối như trước, ruồi muỗi ít nên lợn khỏe mạnh và lớn nhanh… Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học khá phù hợp với điều kiện chăn nuôi của những hộ dân ở khu dân cư vì xử lý tốt vấn đề môi trường trong chăn nuôi, chi phí không cao. Nguyễn Chương- sưu tầm báo nông nghiệp Việt Nam]]>

  • Tin mới đăng