Kinh nghiệm nuôi cá Chình cho nông dân nghèo

Đến nay, những người nuôi tôm không ai lạ gì “vua tôm” Sáu Ngoãn (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu). Ngày tôi gặp ông lần đầu tiên là năm 2005 tại TP. Hồ Chí Minh, lúc ấy ông mới thành công và đang thuyết phục mọi người về cách “lạ” của mình là nuôi tôm sạch, bền vững. Bí quyết mà ông nói với tôi là nuôi tôm thưa, con to, giá sẽ cao hơn nhiều. Từ đấy, tôi không gặp lại ông, nhưng tôi biết ông đang ngày một thành công với sáng kiến của mình và truyền nghề cho nhiều người khác. Tháng 5 năm 2012, tôi gặp lại ông tại Hà Nội sau 7 năm tại Hội nghị Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV. Ông là một trong 6 đại biểu của cả nước được nhận Huân chương Lao động hạng ba mà Đảng và Nhà nước trao tặng.

Ông Sáu Ngoãn (người ngoài cùng bên phải tại Hội nghị biểu dương năm 2012 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 

Ông vẫn vậy, giọng nói chân tình, dáng người thấp đậm, khuôn mặt chất phác, hồn hậu. Giờ ngoài tôm ra, ông còn nuôi cá chình; nuôi sò sạch trong ao lắng. Gặp tôi vội vàng trong giờ giải lao Hội nghị, trong câu chuyện của mình, ông không quên đưa tôi một tập tài liệu bảo: “Con đưa lên mạng cho bà con nông dân biết”. Đó là “Kinh nghiệm nuôi cá chình cho nông dân nghèo, ít vốn của “vua tôm” Sáu Ngoãn”: Nếu không có đủ điều kiện, không nên nuôi cá chình trên bể xi măng. Tuyệt đối không nuôi mật độ qúa dầy, nuôi an toàn mật độ từ 3 – 5 m2/con , càng thưa càng tốt. 1 – Chọn giống – Con g giống thả loại từ 8-15con/kg, đạt tỷ lệ sống cao. – Không nên mua con giống bị xiệc điện, tuột nhớt . . . Nếu nghi cá bị mắc lưỡi câu trong bụng ta dùng một miếng kính (gương ) mỏng để cả chình lên rồi lấy cục nam châm rà qua, rà lại . Nếu cá chình có phản ứng co bụng thì cá chìn h đó có lưỡi câu, ta nên loại bỏ. Cá chình bị xiệc điện sẽ lờ đờ, phản xạ không nhạy bén, không nên chọn. 2- Môi trường nuôi – Cá chì nh th ích nghi độ mặn từ 0 – 15%o. Nhiệt độ thích nghi từ 24 – 28 độ C, thấp hơn so với tôm sú. Mực nước ao nuôi phù hợp từ 1,5 – 2m. 3- Cách nuôi Không nuôi cá chình ghép vớt với các loài ăn chung mồi với cá chình , mà ghép một số loài cá khác như cá trắm vỏ, cá mè trắng… để chúng không tranh mồi với với cá chình. Nếu thấy các loại cá nuôi chung với cá chình lớn thì thu tải các loài cá trên và làm thức ăn nếu thấy thiếu mồi cho cá chình. 4- Thức ăn – Nên tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương như: Cá tạp, các loại cá rẻ tiền, ốc bươu vàng… – Hệ số chuyển đổi thức ăn từ 7 – 10 kg được 1kg cá chình. Cá nuôi bình quân từ 8 – 1 2 tháng đạt trên 1 kg – Lưu ý: Cá chình nuôi càng lớn giá càng cao. 5- Lợi nhuận Lợi nhuận từ cá chình rất cao nếu nuôi theo mô hình thưa từ 3 – 5 mét vuông/con, lại bền vững, ít gây dịch bệnh, vốn ít, rủi ro rất thấp. Rất thuận lợi và phù hợp cho đối tượng nông dân nghèo ít vốn. Hạch toán so sánh chi phí con giống, thức ăn… mỗi một con cá chình khi đạt cỡ 2 kg, lợi nhuận thu được gần bằng nuôi con heo (lợn) 100 kg. ( NTT – Thanh Mai TW HND)]]>

  • Tin mới đăng