Đến dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Văn Chương – Chủ tịch Hội Nông dân thành phố; Nguyễn Minh Thấu BSCK 2, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hải Phòng; tổ phòng chống lao Hội Nông dân thành phố; các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân các huyện, quận; Lãnh đạo Đảng ủy, UBND các xã, phường nơi ra mắt mô hình cùng 150 thành viên tham gia mô hình.
[caption id="attachment_2018" align="aligncenter" width="600"]
Đồng chí Nguyễn Văn Chương chủ tịch Hội Nông dân thành phố phát biểu tạibuổi ra mắt mô hình xã Toàn Thắng huyện Tiên Lãng[/caption]

Nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng chống bệnh lao cho mỗi người và mọi người trong cộng đồng, vận động người nghi mắc lao đi khám bệnh và điều trị bệnh kịp thời, từ năm 2011 đến nay, được sự hỗ trợ của Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu vòng 9 phòng, chống lao Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tổ phòng, chống lao Hội Nông dân thành phố Hải Phòng đã thành lập duy trì tốt 05 mô hình “Chi hội nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao; tư vấn và hỗ trợ người mắc lao điều trị theo DOTS”. Trong năm 2016, Hội Nông dân thành phố tiếp tục được Ban quản lý dự án Quỹ Toàn cầu vòng 9 phòng, chống lao hỗ trợ thành lập và duy trì thêm 03 mô hình, nâng tổng số lên 8 mô hình trong toàn thành phố.
[caption id="attachment_2019" align="aligncenter" width="600"]
Đồng chí Nguyễn Minh Thấu- BSCK 2 Bện viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng tuyên truyền kiến thức phòng chống bệnh lao trong buổi ra mắt mô hình tại phường Đa Phúc, quận Dương Kinh[/caption]

Đồng chí Nguyễn Minh Thấu- BSCK 2 Bện viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng tuyên truyền kiến thức phòng chống bệnh lao trong buổi ra mắt mô hình tại phường Đa Phúc, quận Dương Kinh[/caption]
Các mô hình “Chi hội Nông dân phòng, chống lao” được thành lập và duy trì sinh hoạt thường xuyên, trong các buổi sinh hoạt tổ chức truyền thông về kiến thức và cách phòng, chống bệnh lao cho các thành viên tham gia mô hình và có bản cam kết tự giác đi khám bệnh tại cơ sở y tế và khi phát hiện ra bệnh lao thì điều trị theo DOTS. Các thành viên trong mô hình và các hội viên nông dân trong chi tổ Hội được tư vấn, chia sẻ và hỗ trợ người mắc lao điều trị theo DOTS. Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt còn lồng ghép triển khai các nội dung về chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các văn bản của Hội và tuyên truyền về An toàn giao thông, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Phòng chống ma túy, phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em; tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn và tập huấn khoa học kỹ thuật và các hoạt động văn hóa, thể thao… Hàng tháng, tổ chức thăm hỏi, tư vấn hỗ trợ bệnh nhân lao, vận động người nghi mắc lao đi khám tại cơ sở y tế và phối hợp với cán bộ văn hóa xã viết tin bài truyền thông kiến thức phòng chống bệnh lao trên loa đài của thôn và tổ dân phố. Với nguồn kinh phí do Ban quản lý dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và từ nguồn các thành viên tự đóng góp, vận động tài trợ khác.
Qua thực hiện dự án đã nâng cao được kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân về bệnh lao và các biện pháp phòng, chống lao, đặc biệt đã không xa lánh với bệnh nhân lao mà đã có ý thức chung tay đẩy lùi bệnh lao, bằng cách tuyên truyền, vận động, tư vấn hỗ trợ để người nghi mắc lao đi khám phát hiện sớm bệnh lao và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế.
( Tin, ảnh: Nguyễn Thị Mơ, Phó Ban Xã hội HNDTP)