Hội Nông dân Thành phố Hải Phòng giám sát về việc thực hiện pháp luật về sản xuất, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh thực phẩm

Ngày 08/8/2019, Hội Nông dân thành phố Hải Phòng thành lập đoàn giám sát liên ngành thực hiện giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh thực phẩm tại xã An Hưng, huyện An Dương.

Đồng chí Nguyễn Thị Thoa, Phó Chủ tịch Thường trực  Hội Nông dân thành phố trủ trì Hội nghị giám sát thực hiện Quyết định số 217của Bộ Chính trị tại xã An Hưng, huyện An Dương

  Đồng chí Nguyễn Thị Thoa – Phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố làm trưởng đoàn; các thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Cục quản lý thị trường, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban MTTQVN Thành phố. Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, trưởng đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương; đồng thời đề nghị Hội Nông dân huyên An Dương, xã An Hưng chú trọng phối hợp với MTTQVN xã, các đoàn thể chính trị – xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh và để người tiêu dùng hiểu đúng về tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn xã. Phối hợp tổ chức tập huấn về kiến thức giúp cho mọi người dân biết phân biệt thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn. Phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong chăn nuôi; kiểm soát nguồn thực phẩm tại các chợ; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng… Trước đó, đoàn giám sát đã đi khảo sát thực tế tại một số gian hàng thực phẩm tươi sống tại chợ Hỗ, và 02 cơ sở giết mổ lợn tại xã An Hưng. Qua giám sát, đoàn phát hiện: các cơ sở giết mổ trên đều là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không được cấp giấy phép hoạt động, do chưa đủ điều  kiện và nhiều thiếu sót về thủ tục về pháp lý. Đoàn đã đề nghị Ủy ban nhân dân xã sớm xây dựng Đề án trình các cấp có thẩm quyền duyệt phương án xây dựng khu giết mổ tập trung, đảm bảo theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời nhắc nhở các chủ cơ sở giết mổ cần bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ phải rõ ràng, không có dấu hiệu bị bệnh, tuân thủ theo đúng quy định và phối hợp ngành chức năng kịp thời xử lý nếu nghi ngờ có dịch bệnh, tuyệt đối không giết mổ heo bị bệnh, chết để cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

Đoàn giám sát thực địa tại cơ sở giết mổ gia súc tại xã An Hưng, huyện An Dương

Theo đồng chí Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Hưng cho biết: trên địa bàn xã có tổng số 320 cơ sở ATTP; trong đó có 48 cơ sở thuộc quản lý của thành phố, 03 cơ sở thuộc quản lý của huyện và 269 cơ sở quản lý của xã, có 22 cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ, có 237 cơ sở, hộ gia đình, gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; cơ sở, hộ gia đình trồng rau màu có cung cấp ra thị trường; cơ sở hộ gia đình sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm. Các cơ sở trên đều được Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ đạo ATTP, Cán bộ thú y, Trưởng trạm y tế xã kết hợp với Y tế thôn và cán bộ Trưởng các thôn tiến hành giám sát thường xuyên về chấp hành VSATTP. Ngoài kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất hàng tháng và vào các dịp lễ, tết, Ban chỉ đạo ATTP còn tăng cường kiểm tra, giám sát theo kế hoạch riêng để bảo đảm an toàn thực phẩm./.                                                                                                                                                                        (Tin, ảnh: Thu Hằng, HND TP)]]>

  • Tin mới đăng