Gương hội viên nông dân điển hình dám nghĩ, dám làm đi tìm lời giải bài toán bỏ ruộng hoang hóa tại xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy

Từ định hướng chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Để khắc phục tình trạng người dân bỏ ruộng hoang hóa, huyện Kiến Thụy đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tập trung đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Nhờ vậy, nhiều diện tích ruộng hoang hóa đưa vào sản xuất, cho thu nhập cao. Ngày 21 tháng 8 năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy đã ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả huyện Kiến Thụy giai đoạn 2018 – 2025; UBND và Hội Nông dân các xã đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ gia đình, cá nhân trong việc cho thuê, mượn ruộng; xác nhận việc thuê, mượn ruộng của các hộ gia đình, cá nhân tham gia tích tụ ruộng đất; xác nhận việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các hộ gia đình, cá nhân.Tính đến hết ngày 30/9/2019, huyện đã thực hiện được 11 mô hình chuyển đổi với tổng diện tích 86,6 ha, trung bình 7,87 ha/mô hình. Trên các diện tích đã tích tụ, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, có đầu ra cho sản phẩm. Trong đó, có 4 mô hình tích tụ ruộng đất trồng lúa chất lượng, quy mô: 41 ha, trung bình 10,25 ha/mô hình. Đối tượng sản xuất là các giống Lúa chất lượng như giống: tím thảo dược, huyết rồng, lúa nhật… có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Sau khi thuê, mượn ruộng các chủ mô hình đã san gạt lại ruộng, nạo vét kênh mương; phá bờ nhỏ, đắp bờ lớn để đưa máy móc cơ giới vào sản xuất. Các mô hình đã áp dụng các tiến bộ KHKT, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, giảm chi phí lao động; chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Lúa sinh trưởng phát triển khá tốt, năng suất lúa ước đạt 56 – 58 tạ /ha. Lợi nhuận ước đạt 20 – 25 triệu /ha/vụ. Hiệu qủa sản xuất tăng hơn 1,5 lần so với sản xuất đại trà.

Đoàn công tác thăm quan mô hình nuôi cá tổng hợp của gia đình Ông Bùi Văn Nam, hội viên Hội Nông dân xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy

Đến người thật, việc thật của những hội viên Hội nông dân Sinh ra và lớn lên ở vùng đất  nghèo xã  Minh Tân, huyện Kiến Thụy. Ông Bùi Văn Nam, hội viên Hội Nông dân xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy đã có trên  20 năm gắn bó với từng mảnh ruộng nơi đây. Ông luôn  trăn trở làm cách nào để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương? Luôn là câu hỏi được ông đặt ra trong thời gian  suốt bao nhiêu năm. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu:  “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.  Với khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng. Có như vậy, người nông dân mới thực sự làm chủ được quá trình sản xuất . Và cũng chỉ có như vậy, nông dân nước ta mới có đủ bản lĩnh và trình độ để làm chủ nông thôn mới. Đặc biệt, trong thời gian gần đây chứng kiến cảnh những cánh đồng lúa cho năng suất thấp, người dân bỏ ruộng hoang hóa ngày một nhiều, ông Nam ngày càng suy nghĩ và trăn trở nhiều hơn. Với kinh nghiệm tích lũy được sau trên 20 năm gắn bó với nghề nông, cộng với ý chí, nghị lực dám nghĩ, dám làm. Năm 2019, ông Nam đã quyết tâm thực hiện mô hình dồn điền đổi thửa hơn 16ha  của các hộ trồng lúa kém hiệu quả, bỏ hoang của xã để nuôi cá tổng hợp gồm: cá trắm cỏ, rô phi, cá lăng…. Sau khi thuê, mượn ruộng ông đã san gạt lại ruộng, nạo vét kênh mương; phá bờ nhỏ, đắp bờ lớn để đưa máy móc cơ giới vào sản xuất, kéo điện cao áp. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện, với mức đầu tư cơ sở hạ tầng là trên 2 tỷ đồng, con giống thức ăn gần 1 tỷ đồng, hàng ngày thức ăn cho cá là trên 4 triệu đồng/ngày.

Mô hình trang trại của gia đình Ông Bùi Văn Nam đang trong quá trình sang gạt, phá bờ nhỏ, đắp bờ lớn đưa máy cơ giới vào sản xuất

Chia sẻ về những vất vả, trăn trở trong quá trình triển khai thực hiện mô hình với đồng chí Đỗ Đức Hòa –  Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, ông Nam cho biết: “ Đây là mô hình mà ông rất tâm huyết, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều khó khăn, nhưng gia đình ông sẽ quyết tâm vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm để xây dựng mô hình thành công. Mô hình đã góp phần tạo việc làm cho 4 lao động tại chỗ của gia đình. Ông cũng rất mong nhận được sự quan tâm của Hội Nông dân huyện, thành phố về vốn, khoa học kỹ thuật để giúp gia đình ông vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương”. Đến thăm mô hình, trước lúc chia tay, đồng chí Đỗ Đức Hòa – Chủ tịch Hội Nông dân thành phố trân trọng biểu dương tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của hội viên nông dân Bùi Văn Nam. Đây thật sự là mô hình mẫu về giảm diện tích ruộng bỏ hoang hiện nay, mô hình đã góp phần làm thay đổi tư duy của những người nông dân vốn quen với nếp sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ và manh mún. Đồng thời, đồng chí chỉ đạo Hội Nông dân huyện Kiến Thụy, Hội Nông dân xã Minh Tân sẽ quan tâm giúp đỡ gia đình kết nối các nguồn lực về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, chúc cho mô hình gia đình ông Nam trong thời gian tới cho nhiều hiệu quả, để góp phần phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại trên quê hương Kiến Thụy anh hùng. Khi dẫn đoàn công tác của Hội Nông dân thành phố đến thăm mô hình, ông Nam nhanh nhẹn tung từng đợt thức ăn cho cá, chỉ trong chớp mắt, đàn cá từ đâu ùa về, nổi kín mặt ao, quẫy đuôi tạo thành những âm thanh vang dội cả một vùng sông nước. Được khoe về những thành công bước đầu của mô hình, trên gương mặt sạm chai vì nắng gió là nụ cười rạng rỡ, ánh mặt chứa chan niềm vui và niềm tin hiện rõ trên gương mặt của ông Nam. Nhìn thành quả lao động của người nông dân sau bao ngày vất vả, Đoàn công tác chúng tôi ai lấy đều thấy thật cảm phục trước nghị lực, lòng say mê của người nông dân này.

(Thu Huyền – Ban Xây dựng Hội, Hội Nông dân thành phố)

]]>

  • Tin mới đăng