Các cấp Hội Nông dân Hải Phòng tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới

 *Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới sau hơn 3 năm thực hiện đạt kết quả khá toàn diện: đến nay, bình quân toàn thành phố đạt 10,83 tiêu chí/xã, (tăng 5,07 tiêu chí so với tháng 6/2011), cụ thể là: + Số xã đạt 19 tiêu chí: 04 xã ( 2,88%) +Số xã đạt 15 –18 tiêu chí: 07 xã (5,04%) +Số xã đạt 10 -14tiêuchí: 85 xã (61,15%) + Số xã đạt 5 – 9 tiêu chí: 42 xã (30,22%) +Số xã đạt dưới 5 tiêu chí: 01 xã (0,72%)

Bên cạnh kết quả đạt được, Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố còn nhiều khó khăn, bất cập: Mặt trái kinh tế thị trường, tiêu cực tác động đến đời sống, việc làm, thu nhập của nông dân: Hiện nay, nông dân càng làm ra nhiều sản phẩm càng lỗ, đời sống càng khó khăn. Nghịch lý này không chỉ xảy ra với người trồng lúa mà cả với người chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu, hoa quả. Tỷ lệ nghèo khó của một bộ phận nông dân còn cao, thu hập bình quân đầu người thấp Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng không ít chính sách chưa sát thực tiễn, một số chính sách ưu đãi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân như chính sách về đất đai, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất; trợ cước; trợ giá vật tư nông nghiệp nhưng đối tượng hưởng lợi chủ yếu vẫn là doanh nghiệp Kinh phí đầu tư cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; công tác đạo tạo nghề cho nông dân còn lúng túng, khó khăn, hiệu quả thấp, số người sử dụng nghề sau đào tạo ít *Đề xuất: Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện: Nghị định số 41NĐ/CP, ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn: sửa đổi, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng này bao gồm cả các thị trấn, các phường có sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, trong đó, giá trị tăng lên phải được chia sẻ công bằng với nông dân Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân; hay liên kết giữa nông dân với nông dân trong các tổ chức của họ như: HTX, tổ hợp tác, các câu lạc bộ của nông dân, Hội Nông dân để các bên gắn kết được lợi ích và trách nhiệm lẫn nhau tạo ra chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn; liên kết sản xuất với tiêu thu sản phẩm nông nghiệp Cần nghiên cứu, có cơ chế, chính sách để nhân rộng các mô hình tổ chức, quản lý sản xuất mới có hiệu quả hơn trong trong nông nghiệp, nông thôn như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn (sau khi đã hoàn thành việc đổi điền, dồn thửa) hay cánh đồng liên kết; mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản sản phẩm; các mô hình tổ chức sản xuất theo quy mô cộng đồng làng, xã dưới hình thức tổ hợp tác, HTX, công ty cổ phần… Tăng cường vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện Kết luận số 61KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673 QĐ/TTg, ngày 10/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ “v/v Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020” tạo điều kiện cho Hội Nông dân các cấp hoạt động thuận lợi, hiệu quả, góp phần hoàn thành thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Chương- Hội Nông dân TP.
]]>

  • Tin mới đăng