Hải Phòng, ngày 04 tháng 7 năm 2016
Tuy nhiên, nông dân còn gặp nhiều khó khăn về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp bị tác động bởi thiên tai và vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, giá cả nhiều mặt hàng nông sản không ổn định, làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nông dân. Phần lớn nông dân còn thiếu thông tin và thiếu định hướng sản xuất, chưa nắm vững vấn đề vệ sinh, an toàn lao động, thực phẩm, việc sử dụng hoá chất nông nghiệp không đúng quy trình đảm bảo thời gian, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến suy thoái tài nguyên đất, chất lượng nông sản, sức khoẻ của cộng đồng… Vấn đề việc làm, đời sống nông dân, khu vực giải phóng mặt bằng cho dự án công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Một bộ phận nông dân không thiết tha, mặn mà với đồng ruộng vì sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp. Tình trạng nông dân bỏ ruộng, bỏ chăn nuôi để đi làm việc khác có thu nhập cao hơn còn diễn ra ở một số nơi. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI VIII HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ Sau khi Nghị quyết Đại hội VIII được ban hành, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố đã xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội. Chỉ đạo Hội Nông dân huyện, quận xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện và tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân đẩy mạnh các phong trào thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân. 1. Công tác xây dựng Hội vững mạnha. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
Trong nửa nhiệm kỳ qua, các cấp Hội luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương; các Nghị quyết và chương trình công tác Hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân. Tập trung cao cho công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội VI Hội Nông dân Việt Nam, Đại hội VIII Hội Nông dân thành phố; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XIV, XV; vận động cán bộ, hội viên các cấp tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi); tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, thành phố và của các cấp Hội. Hội đã tuyên truyền phố biến các tiến bộ khoa học, công nghệ, về chủ quyền biển đảo, cơ chế của thành phố cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tới đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân; đặc biệt tuyên truyền Kết luận 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ Tướng chính phủ; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và thực hiện Pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của Hội, cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hội thi “Liên hoan tiếng hát đồng quê”, chỉ đạo triển khai việc chỉnh lý, biên soạn cuốn Lịch sử phong trào nông dân và tổ chức Hội Nông dân thành phố giai đoạn 1930-2015… Các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền 9.109 buổi thu hút trên 660.534 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham gia (đạt 97% chỉ tiêu Đại hội). Phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình thành phố xây dựng 51 phóng sự; phối hợp với Cơ quan báo chí của Trung ương, thành phố cung cấp và đăng 1.892 bài, 60 phóng sự, 8.785 tin phát trên phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến các địa phương. Từ quý IV năm 2015, 189/189 Hội Nông dân cơ sở được Ủy ban nhân dân thành phố trang bị Báo Nông thôn Ngày nay, Tạp chí Trang trại Việt làm tài liệu sinh hoạt thường xuyên ở cơ sở Hội. Hình thức, phương pháp tuyên truyền có nhiều đổi mới, đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả: gắn tuyên truyền với tổ chức hoạt động cụ thể, thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội nông dân, sinh hoạt Câu lạc bộ nông dân; Cổng thông tin điện tử, Bản tin Hội Nông dân thành phố. Các cấp Hội đã vận động đông đảo cán bộ, hội viên nông dân toàn thành phố ủng hộ kinh phí để tu sửa, tôn tạo di tích lịch sử của Hội; phát động Cuộc vận động “Nông dân với Trường Sa”; ủng hộ kinh phí hỗ trợ hộ gia đình tại xã Việt Hải, Gia Luận (huyện Cát Hải) bị mưa lũ ngập lụt; ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ nông dân tại một số tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm ngập mặn… tham gia Hội thi“Tuyên truyền viên giỏi khu vực phía Bắc” tại tỉnh Vĩnh Phúc, tổ chức Hội thi“Tiếng hát đồng quê”, “Nhà nông đua tài” toàn thành phố. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân, từng bước khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của giai cấp nông dân với tổ chức Hội. b. Công tác kiện toàn, củng cố xây dựng tổ chức Hội Sau Đại hội VIII, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố đã tập trung xây dựng và ban hành: Quy chế hoạt động, Chương trình công tác toàn khoá của Ban Chấp hành Hội Nông dân Thành phố (khoá VIII); phân công nhiệm vụ của từng đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố. Công tác củng cố, xây dựng, kiện toàn tổ chức được tiến hành thường xuyên, kịp thời bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội các cấp sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010 – 2015 và nhiệm kỳ 2015 – 2020. Hội Nông dân thành phố: bầu bổ sung 06 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành; 02 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, 01 đồng chí Chủ tịch, 01 đồng chí Phó chủ tịch; chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, quận kịp thời bầu bổ sung 41 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, 27 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, 04 đồng chí Chủ tịch, 05 đồng chí Phó Chủ tịch. Nhìn chung, Ban Chấp hành các cấp Hội đã xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; phân công nhiệm vụ, xây dựng quy chế làm việc, đề ra chương trình công tác toàn khóa theo đúng Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. Quan tâm đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi, tổ Hội theo hướng thiết thực hiệu quả gắn với sản xuất, nâng cao đời sống của hội viên thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ nông dân và hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư….để tập hợp nông dân vào tổ chức Hội, đã kết nạp được 23.258 hội viên; nâng tổng số hội viên 183.747 người, (đạt 66% chỉ tiêu Đại hội). Qua phân loại, đánh giá hàng năm số cơ sở Hội khá và vững mạnh đều đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra: năm 2013 có 189 cơ sở Hội đạt vững mạnh và khá (đạt 100% chỉ tiêu Đại hội); năm 2015 có 171/189 cơ sở Hội đạt vững mạnh, có18/189 cơ sở Hội đạt khá (đạt 100% chỉ tiêu Đại hội). Công tác xây dựng quỹ: Tính đến nay số cơ sở và chi Hội có quỹ đạt 100%, cơ sở Hội có quỹ bình quân 5,8 triệu đồng; bình quân 62.000đ/hội viên/năm (đạt 97% chỉ tiêu Đại hội).Hội các cấp đã chú trọng việc củng cố và xây dựng tổ chức Hội các cấp vững mạnh, duy trì hoạt động có hiệu quả 1.089 tổ Hội, 1.736 chi hội, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt chi hội đạt 90% trở lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp tiếp tục được quan tâm thực hiện. Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân thành phố đã cử 24 đồng chí cán bộ cơ sở Hội, cán bộ chuyên trách quận, huyện; thành phố tham gia các lớp tập huấn do Trung ương Hội tổ chức; Hội Nông dân thành phố tổ chức 4 lớp có 968 lượt cán bộ Hội tham gia; các quận, huyện phối hợp với các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị mở 48 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 9.455 lượt cán bộ hội tham dự đối tượng là các đồng chí Chủ tịch, phó chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở, chi hội trưởng, chi hội phó tổ trưởng tham dự. c. Công tác kiểm tra, giám sát Các cấp Hội đã tổ chức kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra đột xuất tới các cấp Hội trong toàn thành phố được 1.342 cuộc ở 189 cơ sở Hội, trong đó Hội Nông dân thành phố tiến hành kiểm tra chuyên đề, kiểm tra công tác Hội ở 12 huyện, quận và 189 xã, phường, thị trấn. Nội dung kiểm tra: về thực hiện Điều lệ Hội, các nghị quyết của Hội cấp trên, quản lý nguồn vốn vay, thu hồi nợ quá hạn, hệ thống sổ sách của Hội. Đã có 100% cơ sở Hội trên địa bàn các huyện, quận Hội kiểm tra ít nhất 1 lần. 100% đơn vị được kiểm tra đều thực hiện tốt nội dung kiểm tra, góp phần đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các cấp Hội. Hội đã triển khai thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phối hợp giữa các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”. Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII, Chỉ thị số 29-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 5 năm (2010- 2015). Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn cho 232 cán bộ là thành viên Ban chỉ đạo Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, tổ chức tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho 300.121 lượt hội viên nông dân tham gia, thành lập mới 41 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, nâng tổng số đến nay toàn thành phố có 72 Câu lạc bộ. Các cấp Hội đã tiếp nhận 602 đơn thư khiếu nại, tổ cáo, trong đó 265 đơn thuộc thẩm quyền của Hội, số đơn thư đã giải quyết 265 đơn, 337 đơn đã được chuyển đến các cơ quan chức năng của các địa phương giải quyết theo thẩm quyền. Các cấp Hội đã tiến hành phối hợp hoà giải 334 vụ, trong đó, hoà giải thành 265 vụ. d. Công tác thi đua – khen thưởng Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã triển khai Chỉ thị số 35/CT-TTg, ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và các ngày lễ lớn trong năm 2015”; triển khai thực hiện các Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Hội Nông dân Việt Nam; ký Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân với Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2013- 2018. Chỉ đạo Hội Nông dân huyện, quận tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 – 2015 và Hội Nông dân thành phố tổ chức Hội nghị biểu dương Nông dân điển hình tiên tiến 2010-2015 và phát động phong trào thi đua 2015-2020 gắn với kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2015); tham gia các hoạt động Đại hội thi đua thành phố lần thứ VIII. Cử đoàn cán bộ dự Đại hội thi đua yêu nước Hội Nông dân Việt Nam và chọn cử 01 đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. – Nhà nước trao tặng 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì cho tập thể, 01 huân chương lao động hạng nhì cho 01 cá nhân; – Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 2 hội viên nông dân tiêu biểu; – Ủy ban nhân dân thành phố tặng bằng khen 127 tập thể và cá nhân; – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2014 cho Hội Nông dân thành phố; bằng khen cho 28 tập thể và 32 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân các năm; tặng 337 Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam”; 02 danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013-2014”. – Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố phố tặng 2 cờ thi đua xuất sắc; công nhận 974 hộ gia đình hội viên đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi cấp thành phố giai đoạn 2011-2013”; tặng bằng khen 231 tập thể và cá nhân. 2. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” a. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững Tiếp tục được xác định là trọng tâm hoạt động để thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới của thành phố. Hội Nông dân thành phố đã triển khai thực hiện Quy định số 944- QĐ/HNDTW ngày 04/9/2014 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp và tổ chức thực hiện. Các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động nông dân vươn lên làm giàu. Qua việc thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình mới, tiêu biểu, mang sắc thái riêng của tổ chức Hội, tạo ra những tiền đề cho nông dân tiếp cận với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Phong trào có sự chuyển biến tích cực, đã hình thành những cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch, sản xuất theo mô hình Việt GAP hướng tới mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, xã Đoàn Xá, huyện kiến Thụy. Mô hình vận động hội viên nông dân xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấy lúa chất lượng cao, trồng dưa, ớt, ổi không hạt ở huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, mô hình trồng nấm Linh chi ở xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo; trồng màu 4 vụ ớt ở xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng; mô hình nuôi lợn nái ngoại ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, cơ giới hóa đồng bộ tại xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng; mô hình trồng hoa, cây cảnh tại xã Đặng Cương, huyện An Dương, HTX nuôi trồng thủy sản mắt rồng ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi năm đã có trên 95.000 hộ đăng ký, trong đó có 69.000 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đạt 72,6 % so với số hộ đăng ký, (đạt 115 % chỉ tiêu Đại hội). Cũng từ phong trào này, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ hỗ trợ nhau về: cây, con giống, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ nông sản… được khơi dậy. Phong trào đã khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp các hộ nghèo thoát nghèo bằng nhiều hình thức: trao đổi cách làm ăn, kinh nghiệm sản xuất, vốn, cung cấp cây con giống, tạo việc làm tại chỗ… Kết quả hội viên nông dân đã hỗ trợ: trên 14 tỷ đồng; giúp cho vay vốn không lãi suất trên 13 tỷ đồng; giúp đỡ 286.464 ngày công, 2.759 tấn lương thực, thực phẩm, 22.497 cây, 56.889 con giống. Hội các cấp hàng năm mỗi cơ sở Hội giúp đỡ từ 2-3 hộ hội viên nông dân nghèo thoát nghèo, giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2015, đã có 1.431 hộ nghèo thoát nghèo (trung bình mỗi cơ sở Hội giúp đỡ 2,5 hộ nghèo, thoát nghèo, đạt 75,7 % chỉ tiêu Đại hội). Hội Nông dân các cấp vận động ủng hộ xây và sửa 72 nhà tặng hộ nông dân nghèo trị giá 1 tỷ 948 triệu đồng (trong đó Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng hỗ trợ 350 triệu đồng xây mới 07 ngôi nhà). b. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới Tiếp tục được xác định là nhiệm vụ then chốt trong công tác Hội và phong trào nông dân. Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến 100% cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Đảng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, Thành phố về xây dựng nông thôn mới; tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế nông thôn góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Vận động hội viên nông dân thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tổ chức tuyên truyền cho hội viên, nông dân toàn thành phố tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, tích cực tham gia thực hiện hương ước làng văn hóa nhằm vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện nếp sống văn minh; phòng chống các tệ nạn xã hội, mỗi năm toàn thành phố đã có trên 142.000 số hộ gia đình nông dân đăng ký đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, số hộ đạt là 140.000 hộ (đạt 97,4% so với số hộ đăng ký, đạt 108% chỉ tiêu Đại hội). Các cấp Hội tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân hiến đất, góp đất để mở rộng đường làng ngõ xóm, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, phúc lợi công cộng, xây, sửa nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh phù hợp với qui hoạch dân cư trong “Xây dựng nông thôn mới”. Phấn đấu “Đẹp từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đường, ra đồng”, tổ chức hội thi bằng hình thức sân khấu hóa“nông dân với phong trào xây dựng nông thôn mới”, tổ chức tọa đàm, biểu dương, nhân rộng “mô hình dân vận khéo”. Kết quả, hội viên nông dân toàn thành phố đã hiến trên 711.000 m2 đất thổ cư, đất canh tác, đóng góp 266 tỷ 826 triệu đồng và 516.377 ngày công, làm mới và sửa chữa trên 702,18 km đường giao thông nông thôn và 453,56 km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, sửa chữa xây mới 262 công trình, làm mới 165 cầu cống thuỷ lợi đã góp phần quan trọng vào kết quả trung trong phong trào trung sức xây dựng nông thôn mới. Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20 – NQ/HNDTW ngày 21/7/2014 của Ban chấp hành TW HND Việt Nam về “Nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong việc tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 – 2020”. Hàng năm, tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao ý thức về công tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho hàng trăm lượt cán bộ, hội viên nông dân. Chỉ đạo mỗi cơ sở Hội xây dựng 01 mô hình “Chi hội tham gia bảo vệ môi trường”. Kết quả, Hội các cấp đã trồng cây và gắn biển 424 tuyến đường“Nông dân tham gia quản lý” về an toàn giao thông, thành lập được 576 mô hình”Nông dân tham gia bảo vệ môi trường” thu hút 31.332 hội viên tham gia (đạt 101% chỉ tiêu Đại hội). Năm 2016, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí thành lập điểm mô hình “xử lý môi trường trong chăn nuôi” tại huyện Vĩnh Bảogóp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. c. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh Với mục tiêu tuyên truyền nâng cao ý thức hội viên nông dân về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao cảnh giác, đấu tranh chống diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch và tham gia bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã chỉ đạo các cấp Hội tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25 -NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo. Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố giai đoạn 2010 – 2015; ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2015 – 2020. Phối hợp với Trung ương hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thi “tuyên truyền kiến thức về phòng, chống tội phạm năm 2015” theo hình thức sân khấu hoá. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, lực lượng quân sự làm tốt công tác củng cố, xây dựng lực lượng tổ dân phòng, lực lượng dân quân tự vệ, tuần tra canh gác, tham gia tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển, đặc biệt ở những đơn vị ven vùng biển, hải đảo. Tích cực chỉ đạo, vận động, tuyên truyền đúng định hướng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Thành ủy đối với việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép 981 vào vùng lãnh hải của nước ta. Tham gia hưởng ứng cuộc vận động “Nông dân với Trường Sa”, thực hiện tốt công tác “Hậu phương quân đội”, “xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa” như: vận động con em nông dân thực hiện nghĩa vụ quân sự đạt chỉ tiêu giao quân hàng năm; tổ chức thăm hỏi, tặng sổ tiết kiệm, tặng quà cho các tân binh lên đường nhập ngũ với tổng số 1.032 xuất quà trị giá 258 triệu đồng. 3. Thực hiện Kết luận số 61- KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện Kết luận 61 -KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã tích cực tham mưu, đề xuất với Thành ủy triển khai thực hiện 2 Đề án “Xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân” và “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân”. Năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã cấp đất cho Hội Nông dân thành phố tổ chức Khởi công xây dựng Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thành phố tại khu Anh Dũng 6, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh. Tại thời điểm này, công trình đã hoàn thành phần mộc khu nhà ăn, nhà nghỉ cho học viên, khu nhà hành chính đã xong phần mộc tầng 2; hoàn thiện các công trình phụ trợ: nhà thực hành, nhà bảo vệ, tường rào. Trung tâm đã thành lập bộ máy tổ chức, xây dựng quy chế hoạt động và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2015 với tổng biên chế là 5 người. Về triển khai Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân”, trong nửa nhiệm kỳ qua, các cấp ngân sách thành phố, huyện, quận tiếp tục cấp bổ sung nguồn cho QHTND. Hội đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”; 3 năm thực hiện Quyết định số 673/QĐ – TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”. Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá V về “Tiếp tục xây dựng tổ chức Hội các cấp vững mạnh”; 5 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố”giai đoạn 2011-2015; kiện toàn Ban Điều hành, Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố theo Điều lệ của Quỹ, có kế toán, thủ quỹ và cán bộ nghiệp vụ chuyên trách. Chỉ đạo Hội Nông dân huyện, quận tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập Ban Vận động Quỹ, tiếp tục triển khai vận động ủng hộ tăng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tại cơ sở; chỉ đạo hoàn thiện tư cách pháp nhân của QHTND các cấp: khắc con dấu; mở tài khoản giao dịch Quỹ. Công tác tập huấn nghiệp vụ được tăng cường, thường xuyên. Trong 2 năm 2015, 2016 ngân sách thành phố cấp 5 tỷ bổ sung nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tính đến hết quý II năm 2016, Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn thành phố hiện đang quản lý 3 cấp là 24 tỷ 440,576 triệu đồng; trong đó, nguồn Trung ương ủy thác là 10 tỷ 950 triệu đồng, nguồn thành phố 6 tỷ 309,618 triệu đồng, nguồn cấp huyện, quận 7 tỷ 180,958 triệu đồng. So với đầu nhiệm kỳ, nguồn Quỹ các cấp thành phố tăng 9 tỷ 460 triệu đồng (Trung bình mỗi năm Quỹ tăng 25,5%, đạt 127,5% chỉ tiêu Đại hội). Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, Hội đã xây dựng được 88/151 mô hình ”Tổ hợp tác kinh tế” (đạt 58% chỉ tiêu Đại hội). Đây là một trong các nội dung hoạt động rất hiệu quả, thu hút nhiều nông dân vào tổ chức Hội; nhiều hộ nông dân được hỗ trợ vốn đã thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, nhiều hộ trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. 4. Kết quả các hoạt động dạy nghề, tư vấn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; tham gia vận động, hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn Một trong những hoạt động trọng tâm của công tác Hội từ đầu nhiệm kỳ là tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống. a. Về công tác tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề về nghề nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng cây cảnh, dệt may công nghiệp và sửa xe máy, điện tử dân dụng…. Từ năm 2013 đến nay, Hội đã phối hợp với các trường nghề, Trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện, quận tổ chức 201 lớp cho 6.767 hội viên con em hội viên nông dân tỷ lệ ra trường có việc làm đạt 78%, (đạt 151 % chỉ tiêu Đại hội). Sau khi tổ chức dạy nghề, các cấp Hội tích cực phối hợp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vật tư, phân bón, máy nông nghiệp. b. Dịch vụ về vốn và cung ứng vật tư nông nghiệp Kết quả hoạt động phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội: dư nợ tính đến 31/5/2016 là: 680 tỷ 640 triệu đồng (tăng 176 tỷ 706 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ), thông qua 905 tổ Tiết kiệm và vay vốn cho 34.278 hộ vay vốn, trong đó nợ quá hạn là 1 tỷ 668 triệu đồng (chiếm 0,25 % trên tổng dư nợ). Vốn vay Dự án 120: Dư nợ nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm do Hội Nông dân thành phố đang quản lý 7 tỷ 070 triệu đồng, cho 58 dự án, giải quyết việc làm cho 900 lao động (Vốn Trung ương Hội uỷ thác là 2 tỷ 380 triệu đồng cho 07 dự án và 77 hộ vay. Vốn thành phố là 5 tỷ 190 triệu đồng, cho 40 dự án cho 239 hộ vay). Việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả. Vật tư chậm trả: từ năm 2013 – 2015, Hội Nông dân thành phố đã ký kết hợp đồng với các công ty cung ứng vật tư, cây, con giống, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng tiếp tục thực hiện việc mua phân bón bán hỗ trợ cho nông dân sản xuất với số tiền 40 tỷ/2 vụ/năm. Năm 2016, Hội tiếp tục ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền giữa Hội Nông dân thành phố với Công ty TNHH ENZYMA về cung ứng chế phẩm sinh học Biowish ứng dụng trong chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt và môi trường. Ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Tiến Nông thực hiện việc mua phân bón chậm trả cho nông dân. c. Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật Hội Nông dân các cấp chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố như: Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư; Chi cục bảo vệ thực vật, Sở Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hội thảo Chương trình xây dựng nông thôn mới; hàng năm 100% các huyện, quận; 80% các xã, phường, thị trấn phối hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, tổ chức trên 1.000 lớp tập huấn cho hơn 100.000 lượt hội viên nông dân tham gia (đạt100% chỉ tiêu Đại hội) và tổ chức hàng trăm buổi hội thảo đầu bờ thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, nội dung tập trung kỹ thuật trồng và bảo quản rau an toàn, sử dụng phân bón có hiệu quả, sử dụng máy cơ giới trong nông nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm… Phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức kinh tế tập thể, 01 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức về công vụ tham vấn nông dân và vận động chính sách (FACT) cho 20 đồng chí cán bộ Hội Nông dân thành phố, huyện, quận, xã. 5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Các cấp Hội đã tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân nêu cao trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; góp ý đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tham gia thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; kịp thời phản ánh với các cấp uỷ, chính quyền về những bức xúc và nguyện vọng của nông dân. Các cấp Hội đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015- 2020, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; Hội Nông dân thành phố có Công văn đề nghị các huyện ủy, quận ủy quan tâm việc giới thiệu cán bộ chủ chốt Hội Nông dân các cấp tham gia ứng cử vào cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Kết quả, phần lớn các cán bộ chủ chốt (Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội) đã trúng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Cấp thành phố: 01 đồng chí Chủ tịch, cấp huyện, quận có 9/11 đ/c (chiếm 81,9%); cấp xã, phường, thị trấn có 154/189 đ/c (chiếm 81,5%). Tổ chức tham gia viết bài dự thi“Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tổ chức lấy ý kiến cán bộ, hội viên nông dân tham gia vào dự thảo Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự sửa đổi, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật Hợp tác xã, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự…… đồng thời bồi dưỡng, giới thiệu trên 300 hội viên ưu tú để nghị cấp ủy đảng lựa chọn kết nạp đảng viên, đã có 349 hội viên được kết nạp vào Đảng. Số hội viên là đảng viên là 15.373 người. Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã ký kết và thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân – MTTQVN – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Sở Công thương thành phố về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2020. Hàng năm xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại một số huyện; chỉ đạo các cấp Hội thống kê các hộ đăng ký kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2016, Hội đã sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện Quyết định 217- QĐ/TW của Bộ Chính trị. 6. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế Tiếp tục được tăng cường và triển khai đạt kết quả. Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân thành phố tổ chức đón tiếp Công ty NISHIHARCo.Ltd – Nhật Bản, tổ chức phát triển Agriterra – Hà Lan cử 01 đồng chí Chủ tịch Hội đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tổ chức dạy nghề cho nông dân tại Cộng hòa Liên Bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, một đồng chí Phó Chủ tịch Hội tham dự lớp bồi dưỡng cán bộ tại Trung Quốc. Tổ chức 5 đoàn cán bộ chủ chốt Hội nông dân thành phố và huyện, quận đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số địa phương tỉnh, thành phố bạn. Cử 04 cán bộ tham dự lớp tập huấn về vận động chính sách do Ban Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; phối hợp với Ban hợp tác Quốc tế tổ chức 01 lớp tập huấn tham vấn nông dân và vận động chính sách tại thành phố Hải Phòng. Tổ chức đón 5 đoàn Hội Nông dân tỉnh, thành phố bạn đến thăm quan mô hình kinh tế tại các địa phương trong thành phố. Hội Nông dân huyện, quận và cơ sở đã tổ chức 67 đoàn cho 3.542 lượt cán bộ hội, hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm, ký kết hợp đồng dịch vụ cung ứng sản phẩm, cung ứng phân bón hỗ trợ nông dân trong sản xuất với các doanh nghiệp, tổ chức Hội. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố lần thứ VIII, trong nửa nhiệm kỳ qua, cán bộ, hội viên, nông dân toàn thành phố đã đoàn kết, năng động, sáng tạo; nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ và 3 phong trào nông dân. Công tác Hội đã có chuyển biến tích cực, khởi sắc rõ nét, đột phá vào những nhiệm vụ trọng tâm, đạt kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực; các chỉ tiêu hàng năm cơ bản hoàn thành và vượt so với mục tiêu Đại hội đề ra. Công tác tuyên truyền được Hội Nông dân các huyện, quận triển khai thực hiện có nhiều đổi mới, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, có sự chuyển biến rõ nét về phương pháp, cách thức, nội dung thực hiện thông qua tổ chức hội nghị, sân khấu hoá cuộc thi, hội thảo gắn với các hoạt động do Hội phát động. Hội Nông dân các cấp ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác xây dựng tổ chức Hội, chất lượng hội viên được nâng lên, nhận thức và chấp hành chính sách, pháp luật của hội viên ngày càng rõ nét. Việc tổ chức sinh hoạt chi, tổ Hội đi vào nề nếp, nội dung sinh hoạt phong phú, hình thức đa dạng. Công tác cán bộ có nhiều chuyển biến tiến bộ, đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa, có năng lực, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ công tác Hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội tiếp tục được đổi mới và phát triển, đã chú trọng đến đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, chi Hội, tổ Hội; cán bộ trẻ, cán bộ nữ Công tác kiểm tra, giám sát; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý, hoạt động hoà giải, giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của cán bộ, hội viên, nông dân được tăng cường hơn. Vai trò đại diện của Hội trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp, tham gia giải quyết khiếu kiện ở nông thôn. Các cấp Hội đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận 61- KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã tạo nguồn lực to lớn để các cấp Hội tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; đẩy mạnh 3 phong trào thi đua lớn của Hội, nhất là Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa, lôi cuốn, khích lệ hội viên, nông dân tích cực tham gia góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đã khẳng định được vai trò của tổ chức Hội trong việc vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, liên kết trong sản xuất tăng thu nhập; bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa xã hội nông thôn bền vững. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh tiếp tục phát triển tạo sự chuyển biến nhận thức trong trong cán bộ, hội viên nông dân về công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, bảo vệ an ninh tổ quốc, đã góp phần tích cực giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Những kết quả của công tác Hội và phong trào nông dân trong nửa nhiệm kỳ qua đã góp phần phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đạt được những kết quả trên là có sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy, sự chỉ đạo, của Ban Chấp hành Trung ương Hội cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, hội viên nông dân toàn thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Hội và phong trào nông dân trong những năm qua còn một số yếu kém, hạn chế, đó là: – Công tác tuyên truyền ở một số cơ sở Hội chưa kịp thời, chất lượng chưa cao. Việc nắm bắt tình hình tư tưởng, bức xúc trong nông dân, nông thôn có lúc, có nơi chưa chủ động, chưa cụ thể. Việc tuyên truyền và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện Kết luận số 61- KL/TW và Quyết định số 673/QĐ- TTg ở cấp huyện và cấp xã chưa sâu rộng, nhất là bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, đến nay hầu hết các đơn vị chưa được ngân sách cấp tăng nguồn Quỹ. – Hoạt động Hội và phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều giữa các địa phương trong địa bàn thành phố. Công tác kiểm tra theo chuyên đề còn ít; sinh hoạt chi, tổ Hội một số nơi chưa thường xuyên, nội dung, hình thức sinh hoạt còn nghèo nàn. – Công tác xây dựng tổ chức Hội còn một số bất cập; trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Phần thứ hai NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẾN HẾT NHIỆM KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2013-2018 Giai đoạn từ nay đến hết nhiệm kỳ (2016- 2018) thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI có nhiều thuận lợi, kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng; nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, nợ công, nợ xấu vẫn còn ở mức cao; thời tiết, dịch bệnh và biến đổi khí hậu còn diễn biến phức tạp… đó là những yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện Nghị quyết. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và những thuận lợi khó khăn, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII đề ra; Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố xác định nhiệm vụ và giải pháp từ nay đến hết nhiệm kỳ như sau: I. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên và nông dân Tiếp tục tuyên truyền vận động nông dân thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuyên truyền tư vấn, vận động nông dân tích cực học tập, nâng cao kiến thức, năng lực ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất…từng bước góp phần thay đổi cách nghĩ cách làm của hội viên nông dân trong phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền gắn với tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài” toàn thành phố nhằm cổ vũ, khích lệ, động viên cán bộ, hội viên nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nông dân, kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. II. Tập trung xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới Xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy độc lập, sáng tạo, biết lắng nghe ý kiến của hội viên nông dân, bằng bản lĩnh kiến thức của mình để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và Hội cấp trên những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội các cấp. Nâng cao chất lượng hội viên; đẩy mạnh công tác phát triển hội viên gắn với đào tạo nghề cho hội viên, nông dân và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ nông dân, các nhóm nông dân cùng sở thích, cùng nghề nghiệp… Triển khai Quy định số 282 – QĐ/TW, ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn các cấp Hội về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan Hội Nông dân thành phố, huyện. Kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội các cấp sau bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Chỉ đạo các cấp Hội chuẩn bị tốt các điều kiện, quy trình để tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố lần thứ IX. Xây dựng quỹ Hội: Bằng nhiều biện pháp xây dựng quỹ Hội, thông qua các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, đồng thời quản lý sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn quỹ. Duy trì công tác thu nộp Hội phí theo điều lệ Hội qui định, tăng cường sự ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm giữa tổ chức Hội với hội viên. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2045/QĐ- TTg, ngày 20/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020”. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở và các chi, tổ Hội, cán bộ nữ. III. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Hội Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Tập trung đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thành phố và nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, từng bước khắc phục bệnh hành chính trong hoạt động Hội Nông dân các cấp. IV. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ động tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương đề xuất cấp ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương, nhằm tạo nguồn lực và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cấp Hội. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp nông dân phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. V. Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, dịch vụ, tư vấn dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp Tăng cường các hoạt động khoa học, công nghệ, hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ còn khó khăn về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, vận động hộ nông dân sản xuất giỏi giúp đỡ hội viên nông dân nghèo. Phối hợp với các ban, ngành, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng các mô hình trình diễn để hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất; cung cấp thông tin thị trường, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học, các doanh nghiệp… giúp hội viên, nông dân nâng quy mô sản xuất và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh; tham gia thực hiện các chương trình, dự án sản xuất ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn; phát triển các mô hình cánh đồng lớn nhằm tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; tư vấn, vận động nông dân tham gia chuyển đổi ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, gia trại và tham gia quá trình tích tụ ruộng đất, góp vốn, liên kết hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. VI. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại Nâng cao hơn nữa chất lượng 3 phong trào thi đua của Hội: – Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; tăng cường công tác tuyên truyền vận động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tăng cường vận động hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Phối hợp với Chính quyền, sở, ngành, đơn vị doanh nghiệp tạo thêm nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. – Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới: Vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí nông thôn mới: Tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn, hiến, đổi đất, đóng góp ngày công, kinh phí, vật tư.. Tham gia thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài” các cấp, tổ chức xây dựng mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”. – Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về quốc phòng an ninh trong tình hình mới. Luật nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” giúp đỡ gia đình chính sách, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân; tham gia xây dựng và duy trì nâng cao chất lượng hoạt động của tổ dân phố, tổ nông dân tự quản, giữ gìn trật tự xã hội, an ninh ở nông thôn. VII. Tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Tăng cường công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền. Tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành ở địa phương để giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014- 2020 theo chương trình phối hợp giữa HND- UBMTTQVN – Sở NN&PTNT – Sở Công Thương thành phố thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1737 – QĐ/TU, 1738 – QĐ/TU ngày 27/1/2015 của Ban Thường vụ Thành uỷ về quy định trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền trong việc tiếp thu góp ý của MTTQVN, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy chế đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp với nhân dân. Quan tâm giới thiệu bồi dưỡng cán bộ, hội viên ưu tú với Chi bộ Đảng để xem xét phát triển đảng viên mới. Chỉ đạo các cấp Hội tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. VIII. Tăng cường công tác đối ngoại Tăng cường tập trung các hoạt động trao đổi kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân và xây dựng nông thôn mới theo hướng thiết thực, hiệu quả; hướng mạnh hoạt động thăm quan, trao đổi kinh nghiệm xây dựng mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả tại các đơn vị lân cận, các tỉnh, thành phố bạn. Chú trọng tăng cường trao đổi tìm đầu ra tiêu thụ nông sản, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất… cho nông dân. Tiếp tục tăng cường quản lý và duy trì hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống Lao tại Hải Phòng. Phát huy những kết quả đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua và truyền thống đoàn kết, cán bộ, hội viên nông dân toàn thành phố quyết tâm thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013- 2018, góp phần cùng đảng bộ, quân và dân thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu thành phố lần thứ XV./.Nơi nhận: – Trung ương HNDVN (để B/c) – Ban Dân vận Thành ủy; – BanTuyên giáo Thành ủy; – Văn phòng Thành ủy; – Các đ/c Uỷ viên BCH HNDTP; – Các huyện, quận Hội; – Lưu VT. | T/M BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Chương |