Thực hiện Nghị quyết số 26 NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp – nông dân – nông thôn; thành phố Hải Phòng có 143 xã, 1.369 thôn thuộc 7 huyện; trong đó 140 xã triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn thôn mới đến năm 2015 là 41 xã ( 30%), đến năm 2020 là 98 xã (70%).
Trong bối cảnh tác động của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước và thành phố gặp nhiều khó khăn; thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội và nông dân, bước đầu đạt kết quả quan trọng. Đến hết tháng 6/2014, bình quân toàn thành phố đạt 11,39 tiêu chí, cụ thể là:
– số xã đạt 19/19 tiêu chí : 04 xã ( 2,88%)
– Số xã đạt 15 – 18 tiêu chí: 18 xã ( 12,95%)
– Số xã đạt 10 – 14 tiêu chí: 101 xã ( 72,66%)
– Số xã đạt 5 – 9 tiêu chí : 16 xã ( 11,51%)
– Số xã đạt dưới 5 tiêu chí: 0 xã
Kết quả trên tuy chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng – công nghiệp và trước mắt còn gặp nhiều khó khăn thách thức; song, qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, chất lượng, hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố trong thời gian tới, đó là:
1. Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp chính trị, kinh tế xã hội về nông nghiệp-nông dân- nông thôn trong thời kỳ công nghiếp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền; nhất là vai trò, trách nhiệm của người đúng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội
2. Xây dựng và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thật sự làm chủ thể; phát huy vai trò tích cực của các thôn trong xây dựng nông thôn mới là yêu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình. Cần làm tốt tuyên truyền, vận động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân. Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, thật sự quan tâm tới lợi ich thiết thực của người dân. Quán triệt quan điểm, đinh hướng, mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới là: Nông dân thực sự là chủ thể; phương châm, định hướng thực hiện xây dựng nông thôn mới từ cành đồng về trung tâm xã và mục tiêu là nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.
3. Phải nắm vững hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu về tiêu chí nông thôn mới để có cách làm chủ động, sang tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu thiết thực của của người dân từng địa phương; phát huy các các nguồn lực tại chỗ, lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên, tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào Chương trình.
4. Về phương pháp tổ chức thực hiện, cần làm rõ vai trò chủ thể của người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới; người dân lựa chọn tiêu chí xây dựng nông thôn mới; người dân tổ chức thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới; chỉ đạo, thực hiện phải có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc;
5. Đồng thời với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phải quan tâm chỉ đạo, xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn. Chỉ đạo lựa chọn các mô hình mới có chất lượng, hiệu quả để triển khai thực hiện chương trình như: cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất tập trung; gắn sản xuất với thực hiện các đề án: cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xi măng xây dựng đường giao thông nội đồng; tăng cương đưa giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả vào sản xuất…
Đẩy mạnh xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa giống mới, cơ giới hóa vào SXNN
6. làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viện kịp thời địa phương làm tốt, các tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới